CÔNG TY TNHH TM-DV KIM ĐẠI LONG
CHUYÊN NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI DẦU NHỜN, MỠ NHỜN SINOPEC

ĐC: Kho A12-CTy CP An Bình-KP.3-P. Tam Hòa-TP. Biên Hòa Đồng Nai
Web: kimdailong.com
Email: kimdailong@gmail.com

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DẦU NHỚT

I- CHỨC NĂNG CỦA DẦU NHỚT
  1. Bôi trơn: giảm ma sát, giảm mài mòn kim loại
  2. Làm mát: giải nhiệt khi động cơ hoạt động
  3. Làm kín các khe hở bên trong động cơ
  4. Làm sạch động cơ
  5. Chống rỉ sét
II- THÀNH PHẦN VÀ KẾT CẤU CỦA DẦU NHỚT
- Dầu nhờn được chế tạo từ:
(1) Dầu gốc (nguyên liệu chính)
(2) Phụ gia
- Sự kết hợp của (1) & (2) nguyên liệu trên tạo thành sản phẩm Dầu Nhờn. Tuy nhiên, mỗi loại sản phẩm của từng hãng có thể được chế tạo với công thức riêng để mang lại lợi ích nổi trội hơn phù hợp với từng phân khúc thị trường


II- PHÂN LOẠI DẦU GỐC


III- TÁC DỤNG CỦA PHỤ GIA

Phụ gia được nhà sản xuất pha chế theo từng gói (gồm nhiều loại phụ gia với công thức riêng) sau đó đưa vào pha trộn với dầu gốc để tạo ra các sản phẩm dầu nhờn cuối cùng. Phụ gia có tác dụng bổ sung các tính năng:
  1. Chống ôxy hóa
  2. Tẩy rửa, chống gỉ sét
  3. Cải thiện độ nhờn
  4. Giảm ma sát, chống mài mòn
  5. Chống tạo bọt

III- CÁC HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN

Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất động cơ để phân loại tính năng làm việc của dầu nhớt động cơ:
• API: (American Petroleum Institute): Viện dầu khí Hoa Kỳ là hệ thống tiêu chuẩn phân loại phổ biến nhất
• SAE: (Society of Automobile Engineers) là Hiệp hội kỹ sư Ôtô quốc tế
• JASO: (Japanese Automotive Standards Organisation) là Tổ chức tiêu chuẩn Ô-tô Nhật Bản
• ACEA: (Association des Constructeurs Européens de l’Automobile) là của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu
• Phân loại riêng của các hãng ô-tô: Mercedes, Ford, Volvo, Renault, BMW, v/v… Và, các nhà chế tạo động cơ khác: Cummins, Daimler…
Dựa trên các thử nghiệm lý hóa tính của dầu nhớt, thử nghiệm động cơ trên băng thử và có thể bao gồm các thử nghiệm thực tế trên đường. Tiêu chuẩn của API là thông dụng nhất trên thị trường

III- PHÂN LOẠI DẦU NHỚT THEO API (American Petroleum Institute)

Phân cấp độ nhớt theo API cho động cơ Diesel


Phân cấp độ nhớt theo API cho động cơ xăng

IV- JASO LÀ AI

 JASO: (Japanese Automotive Standards Organization) là của Tổ chức Tiêu chuẩn Ô-tô Nhật Bản
- Có 3 tiêu chuẩn chính theo JASO:
1. JASO MA-1: dầu nhớt thích hợp với các bộ ly hợp ma sát ướt
2. JASO MA-2: có độ ma sát cao hơn nên chống trượt bộ ly hợp ma sát ướt tốt hơn
3. JASO MB: dầu nhớt có độ ma sát thấp, thích hợp sử dụng cho các xe tay ga

V- ĐỘ NHỚT(VISCOSITY) LÀ GÌ?

Độ nhớt của dầu động cơ được phân loại dựa trên tiêu chuẩn SAE của Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hoa Kỳ.
- Cấp độ nhớt có ký tự “W” (viết tắt của từ “Winter”) là dầu nhớt đa cấp sử dụng được trong cả mùa lạnh và mùa nóng.
Ví dụ: SAE 5W-30 hoặc 10W-40 là chỉ số ở những loại nhớt đa cấp có dải nhiệt độ làm việc rộng, giúp động cơ dễ khởi động ở nhiệt độ thấp và vẫn bảo vệ tốt cho động cơ ở nhiệt độ cao.
- Cấp độ nhớt không có ký tự “W” là nhớt đơn cấp, thường được sử dụng vào mùa hè hoặc những vùng thường xuyên có nhiệt độ ngoài trời cao. Cấp độ nhớt SAE càng cao thì ở 100oC nhớt càng đặc, và ngược lại
Độ nhớt SAE







:

Thống kê lượt xem

Support